Thông tư 40/2017 của Bộ Quốc phòng, có hiệu lực từ ngày 10/4, công bố danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Quốc phòng, như sau:
1. Vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), bột nổ đẩy
2. Thuốc nổ đã điều chế, trừ bột nổ đẩy
3. Thuốc phóng, thuốc nổ, ngòi an toàn, ngòi nổ, ống nổ, kíp nổ, hạt nổ (hạt lửa), bộ lửa nụ xòe (nụ xùy), bộ phận đánh lửa, kíp nổ điện, dây nổ, dây cháy chậm, phụ kiện gây nổ chuyên dùng quân sự.
4. Thiết bị tác chiến điện tử, phá sóng, gây nhiễu, chặn thu, giám sát thông tin vô tuyến điện và thông tin vệ tinh... chuyên dùng quân sự.
5. Xe chuyên dùng quân sự
Các bộ phận và phương tiện vận chuyển đường bộ liên quan được thiết kế đặc biệt hay thay đổi chỉ để sử dụng cho quân sự:
- Xe cứu hộ, xe kéo, xe vận chuyển các hệ thống vũ khí và trang thiết bị khí tài chuyên dùng quân sự (không kiểm soát các xe dân sự hay xe tải được thiết kế và thay đổi có bọc sắt và bảo vệ chống nổ để vận chuyển tiền hoặc đá quý, kim loại quý).
6. Xe tăng, xe lội nước và các loại xe chiến đấu bọc thép khác, loại cơ giới, có hoặc không lắp kèm vũ khí và bộ phận của các loại xe này.
7. Máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng vũ trang các loại, phương tiện bay (chỉ kể các loại có gắn trang thiết bị, vũ khí để chiến đấu); các máy bay khác và các phương tiện vận chuyển nhẹ hơn không khí (các khí cầu hay tàu không gian dựa vào không khí nóng hay các khí nhẹ hơn không khí (ví dụ, hê-li-um hay hy-đrô-gen) để bay lên) được thiết kế đặc biệt hay biến đổi để sử dụng trong quân sự...
8. Dù chuyên dùng cho tác chiến cá nhân, thả đồ tiếp vận hoặc làm giảm tốc máy bay được thiết kế đặc biệt chuyên dùng quân sự.
9. Các mũ chuyên dùng và các loại mặt nạ bảo vệ và các bộ phận liên quan được thiết kế đặc biệt cho mục đích quân sự, các trang thiết bị duy trì áp suất để giúp cho việc thở và các trang phục dùng trong máy bay chiến đấu; các trang phục chống gia trọng, các bộ phận để biến đổi ô-xy lỏng thành khí dùng trong máy bay hay hỏa tiễn và các thiết bị đẩy để giúp phi hành đoàn được bắn ra khỏi máy bay chiến đấu trong các trường hợp khẩn cấp.
10. Các loại tàu chiến và tàu (trên mặt nước hay tàu ngầm) được thiết kế đặc biệt hay thay đổi để sử dụng cho việc phòng thủ hay tấn công, cho dù có được biến đổi hay không để sử dụng cho các mục đích phi quân sự, bất kể hiện trạng là đang hoạt động hay được sửa chữa, và cho dù có chứa các hệ thống phóng vũ khí hay không, hoặc là các phần bọc thép và nguyên thân hay một phần thân (tàu) của các loại tàu đó.
11. Vũ khí quân sự (không kể các loại vũ khí đã xác định tại nhóm 8710.00.00 và nhóm 9302.00.00)
12. Vũ khí sinh học, hóa học, nguyên tử, hạt nhân, vũ khí phóng xạ, vũ khí hủy diệt, vũ khí giết người hàng loạt và các dây chuyền công nghệ sản xuất ra các loại vũ khí này.
13. Vũ khí pháo binh (ví dụ súng cối và súng moóc trê...)
14. Bệ phóng tên lửa, súng phun lửa, súng phóng lựu đạn, ống phóng ngư lôi và các loại súng phóng tương tự.
15. Súng lục ổ quay và súng lục (trừ các loại thuộc nhóm 93.03 hoặc 93.04)
16. Bộ phận và phụ kiện của các loại vũ khí thuộc nhóm 9302.00.00
17. Bộ phận và phụ kiện của các loại vũ khí thuộc nhóm 9301
18. Bom, lựu đạn, thủ pháo, ngư lôi, thủy lôi, mìn, tên lửa, róc-két, hỏa tiễn và các loại đạn dược tương tự và các bộ phận của chúng; đạn cát tút (cartridge), các loại đạn khác và đầu đạn và các bộ phận của chúng kể cả nùi đạn ghém và nùi đạn cát tút (cartridge).
>>