Phần mềm bán hàng - Bạn đang làm kinh doanh, bán hàng phải đối mặt với rất nhiều công việc cần làm. Bạn phải lo mọi thứ từ việc tìm nguồn hàng, vận chuyển, bảo quản kho, tìm khách hàng bằng nhiều cách marketing và quảng cáo. Rồi đến việc bán hàng, làm sao để có thể cân đối được thu – chi và có lãi để tái đầu tư tiếp. Tiếp đó, bạn lại phải quan tâm mình quản lý làm sao cho hàng hoá không bị hỏng hay bị thất thoát.
Với phương pháp làm thủ công, bạn sẽ gặp phải những khó khăn sau đây:
Danh mục mặt hàng quá nhiều nên khó tra cứu, xác định giá bán
Lập hoá đơn bán hàng hoặc phiếu xuất hàng thủ công chậm, thiếu chuyên nghiệp và dễ sai sót
Mất nhiều thời gian cho việc tính toán công nợ, tồn kho, doanh số bán hàng
Thật khó trả lời ngay được câu hỏi: Cửa hàng đang còn những mặt hàng gì, số lượng bao nhiêu ? Công nợ thực tế của khách hàng A đến thời điểm hiện tại ?
…
Có một cách là bạn dùng Excel, nhưng số liệu rời rạc trên các file excel nên dễ thất lạc và không bảo mật. Ngoài ra, nếu bạn chưa am hiểu về các hàm tính toán thì thật khó sử dụng với giao diện tiếng Anh như vậy.
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng sẽ giải quyết được các yêu cầu trên một cách tự động, nhanh chóng và chính xác. Phần mềm sẽ đáp ứng kịp thời các báo cáo bán hàng mà bạn quan tâm.
Việc áp dụng phần mềm bán hàng hiện nay ngày càng phổ biến bởi nó giúp ích cho các doanh nghiệp rất nhiều khi người quản lý muốn có một công cụ để quản lý tất cả các hoạt động kinh doanh hằng ngày dù họ đi công tác hay ở văn phòng.
Nhưng khi bạn áp dụng phần mềm quản lý bán hàng thì bạn cần phải quan tâm đến những vấn đề gì ? Đó là phần mềm phải có đầy đủ các chức năng quản lý cần thiết, đơn giản để có thể dễ dàng sử dụng được, khả năng nâng cấp trong tương lai. Tiếp đó là dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng của đơn vị cung cấp phần mềm bán hàng nào tốt, có thể hỗ trợ online ngay.
QUẢN LÝ GIAO DỊCH, HÀNG TỒN, MUA/BÁN, KHÁCH HÀNG
Kế hoạch tốt, chuẩn bị tốt, nhân sự tốt, nhưng nếu bạn chưa có quy trình quản lý tốt, bạn vẫn có nguy cơ thất bại. Ở mô hình nhỏ, bạn có thể quản lý bằng việc lập sổ sách, quy định quy trình giao dịch, thu ngân và kiểm tồn định kỳ. Còn ở mô hình chuyên nghiệp hơn, lớn hơn hoặc chủ quản lý không có thời gian làm việc trực tiếp, hoặc khi shop có đông khách hàng và cần giao dịch với tốc độ cao. Khi đó bạn nên quan tâm đến quản lý tự động bằng phần mềm và các công cụ hỗ trợ
Phần mềm quản lý bán hàng: Ứng dụng dành cho các Shop thời trang, mỹ phẩm, siêu thị, tạp hóa, mini……, quản lý bán hàng bằng mã vạch, quản lý bán buôn hoàn chỉnh, … Phiên bản 2013 có giao diện trực quan, dễ thao tác, dễ học sử dụng.
Chức năng quản lý hầu hoàn chỉnh: Mua, bán, bán lẻ, bán buôn, bán hàng bằng mã vạch, quản lý tồn kho, doanh thu, công nợ, lãi/lỗ, kiểm kho; phân tích doanh thu theo nhân viên, theo ngày, tuần, tháng, quý, …
Những chức năng cơ bản của phần mềm quản lý bán hàng:
+ Quản lý hóa đơn: in ấn hóa đơn, tìm kiếm hóa đơn theo ngày tháng, mặt hàng, khách hàng.
+ Quản lý Nhân viên.
+ Quản lý khách hàng: lưu giữ thông tin khách hàng.
+ Quản lý tài chính.
+ Quản lý nhà cung cấp.
+ Quản lý kho hàng.
+ Quản lý mặt hàng.
Những tiện ích của phần mềm bán hàng:
Phần mềm bán hàng được tích hợp nhiều chức năng quản lý sẽ giúp bạn giảm bớt khối lượng và nâng cao khả năng quản lý kinh doanh của bạn.
+ Hỗ trợ in mã vạch, quản lý sản phẩm theo mã vạch.
+ Thống kê báo cáo tình hình kinh doanh qua đó hỗ trợ đưa ra quyết định chiến lược kinh doanh.
+ In ấn biểu mẫu.
+ Liên lạc khách hàng: lưu giữ thông tin khách hàng.
Hỗ trợ phần cứng:
Phần mềm hỗ trợ hầu hết các thiết bị phần cứng như máy in các loại, máy tính, laptop, camera giám sát, thiết bị cảm ứng, máy quét mã vạch.
Giao diện phần mềm bán hàng:
Được thiết kế với giao diễn thân thiện dễ sử dụng. Sử dụng hoàn toàn ngôn ngữ tiếng Việt. Bạn sẽ sữ dụng thành thạo phần mềm chỉ sao 1 thời gian ngắn.
Bảo mật và dữ liệu của phần mềm bán hàng:
Sử dụng mật khẩu để đăng nhập phần mềm. Phân quyền sử dụng giữa quản lý và nhân viên. Dữ liệu phần mềm được bảo mật và sao lưu đề phòng sự cố.
Thêm chức năng theo yêu cầu:
Ngoài những chức năng trên khách hàng có thêm yêu cầu thêm những chức năng khác để phù hợp với quy trình sản xuất kinh doanh và hình thức quản lý bán hàng.
Chi phí đầu tư:
Tùy vào những chức năng mà khách hàng sử dụng, chúng tôi sẽ tư vấn và báo giá chi phí phần mềm hợp lý phù hợp với nhu cầu khách hàng.
Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016
Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016
CÁCH LỰA CHỌN PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG TỐT NHẤT
Để công việc quản lý cửa hàng kinh doanh đạt lợi nhuận cao, cần có một phần mềm bán hàng tốt. Tuy nhiên, ngày nay trên thị trường có rất nhiều các phần mềm quản lý bán hàng. Vậy làm thế nào để các nhà quản lý đưa ra được sự lựa chọn đúng đắn, tránh gây thiệt hại cho mình và tăng được hiệu quả quản lý. Giữa vô số các phần mềm quản lý bán hàng được rao bán, rất có thể người dùng sẽ mất phương hướng, không biết lựa chọn loại nào cho đáp ứng được yêu cầu sử dụng của mình và đồng thời kinh phí cho phần mềm cũng phải phù hợp nhất.
Việc lựa chọn một phần mềm quản lý bán hàng không hề đơn giản, đặc biệt đối với những ai chưa có hiểu biết nhiều về công nghệ thông tin và nghiệp vụ kế toán. Vì vậy, để có được một sự lựa chọn đúng đắn, người dùng cần phải có hiểu biết sâu rộng về nghiệp vụ kinh doanh, phần cứng máy tính, mạng máy tính, các tính năng của phần mềm, công nghệ sử dụng phát triển phần mềm, xu hướng công nghệ trong tương lai gần…
Tuy nhiên, điều này không phải là nhà quản lý nào cũng thực hiện được. Vì vậy, họ có thể xem xét đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp giải pháp chuyên nghiệp, có đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực bán lẻ, có hiểu biết về công nghệ thông tin, sản phẩm được nhiều khách hàng sử dụng và đánh giá cao (nhất là các khách hàng cùng đặc điểm kinh doanh), dịch vụ chăm sóc khách hàng hoàn hảo, hỗ trợ nhanh chóng, chính xác.
Có một số nguyên tắc bạn các nhà quản lý cần quan tâm khi lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng:
Khi lựa chọn phần mềm thì dù đó là phần mềm lớn hay nhỏ, có giá trị đầu tư (bản quyền + triển khai + bảo hành) hay miễn phí thì cần phải đáp ứng 3+1 nguyên tắc (Cần và Đủ) sau:
1. Nghiệp vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh phải chuẩn, chính xác, dễ dùng và nhanh chóng. Nói thì đơn giản nhưng khi bạn có trên 100,000 mã hàng, hàng triệu chứng từ hoặc dữ liệu trên 2Gb/năm thì mới nhìn thấy sự khác biệt. Đây là điều kiện cần số một.
2. Tính quản trị hỗ trợ kinh doanh phải đa dạng, hiện đại và ở khắp mọi nơi trong phần mềm. Đây là điều kiện cần thứ 2 và điều kiện này không 1 người chủ kinh doanh nào bỏ qua vì yêu cầu này là phục vụ cho họ.
3. Tính liên tục phát triển. Đây là điều kiện cần thứ 3 và điều này thì ko cần nhắc nhiều rồi vì các bạn thấy bất kỳ sản phẩm công nghệ nào cũng liên tục cập nhật, nhất là về phần mềm (vì nhu cầu quản trị của chúng ta là luôn luôn thay đổi để phù hợp với môi trường kinh doanh luôn biến động).
4. Điều kiện đủ: Chất lượng dịch vụ nhanh, nhiệt tình, hết lòng. Điều này phải xem triết lý kinh doanh (từ trên xuống dưới) của công ty cung cấp sản phẩm dịch vụ là gì. Liệu họ có sống chết với đứa con của họ hay không? Có rất nhiều người chủ công ty có thể “hôm nay tôi kinh doanh cái này, nhưng ngày mai thấy không ổn về kinh doanh thì tôi bỏ và tìm ngay ý tưởng khác để kinh doanh”. Tư tưởng đó đúng ở 1 số trường hợp nhưng rất nguy hiểm đối với các khách hàng mua 1 tài sản có giá trị đầu tư lâu dài, nhất là 1 loại sản phẩm vô hình như phần mềm.
Thietbibanhang.net tư vấn, hỗ trợ và cài đặt các phần mềm quản lý bán hàng cho các khách hàng có nhu cầu. Cung cấp phần mềm quản lý bán hàng theo yêu cầu của khách hàng. Lập trình thiết kế phần mềm cho các doanh nghiệp!
Việc lựa chọn một phần mềm quản lý bán hàng không hề đơn giản, đặc biệt đối với những ai chưa có hiểu biết nhiều về công nghệ thông tin và nghiệp vụ kế toán. Vì vậy, để có được một sự lựa chọn đúng đắn, người dùng cần phải có hiểu biết sâu rộng về nghiệp vụ kinh doanh, phần cứng máy tính, mạng máy tính, các tính năng của phần mềm, công nghệ sử dụng phát triển phần mềm, xu hướng công nghệ trong tương lai gần…
Tuy nhiên, điều này không phải là nhà quản lý nào cũng thực hiện được. Vì vậy, họ có thể xem xét đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp giải pháp chuyên nghiệp, có đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực bán lẻ, có hiểu biết về công nghệ thông tin, sản phẩm được nhiều khách hàng sử dụng và đánh giá cao (nhất là các khách hàng cùng đặc điểm kinh doanh), dịch vụ chăm sóc khách hàng hoàn hảo, hỗ trợ nhanh chóng, chính xác.
Có một số nguyên tắc bạn các nhà quản lý cần quan tâm khi lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng:
Khi lựa chọn phần mềm thì dù đó là phần mềm lớn hay nhỏ, có giá trị đầu tư (bản quyền + triển khai + bảo hành) hay miễn phí thì cần phải đáp ứng 3+1 nguyên tắc (Cần và Đủ) sau:
1. Nghiệp vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh phải chuẩn, chính xác, dễ dùng và nhanh chóng. Nói thì đơn giản nhưng khi bạn có trên 100,000 mã hàng, hàng triệu chứng từ hoặc dữ liệu trên 2Gb/năm thì mới nhìn thấy sự khác biệt. Đây là điều kiện cần số một.
2. Tính quản trị hỗ trợ kinh doanh phải đa dạng, hiện đại và ở khắp mọi nơi trong phần mềm. Đây là điều kiện cần thứ 2 và điều kiện này không 1 người chủ kinh doanh nào bỏ qua vì yêu cầu này là phục vụ cho họ.
3. Tính liên tục phát triển. Đây là điều kiện cần thứ 3 và điều này thì ko cần nhắc nhiều rồi vì các bạn thấy bất kỳ sản phẩm công nghệ nào cũng liên tục cập nhật, nhất là về phần mềm (vì nhu cầu quản trị của chúng ta là luôn luôn thay đổi để phù hợp với môi trường kinh doanh luôn biến động).
4. Điều kiện đủ: Chất lượng dịch vụ nhanh, nhiệt tình, hết lòng. Điều này phải xem triết lý kinh doanh (từ trên xuống dưới) của công ty cung cấp sản phẩm dịch vụ là gì. Liệu họ có sống chết với đứa con của họ hay không? Có rất nhiều người chủ công ty có thể “hôm nay tôi kinh doanh cái này, nhưng ngày mai thấy không ổn về kinh doanh thì tôi bỏ và tìm ngay ý tưởng khác để kinh doanh”. Tư tưởng đó đúng ở 1 số trường hợp nhưng rất nguy hiểm đối với các khách hàng mua 1 tài sản có giá trị đầu tư lâu dài, nhất là 1 loại sản phẩm vô hình như phần mềm.
Thietbibanhang.net tư vấn, hỗ trợ và cài đặt các phần mềm quản lý bán hàng cho các khách hàng có nhu cầu. Cung cấp phần mềm quản lý bán hàng theo yêu cầu của khách hàng. Lập trình thiết kế phần mềm cho các doanh nghiệp!
Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016
Vì sao bạn nên chọn phần mềm bán hàng online
Dạo gần đây em thấy nhiều mẹ cũng quan tâm đến các phần mềm bán hàng. Theo như em thấy bây giờ có rất nhiều bên cung cấp phần mềm này. Trong bài viết hôm nay em xin đưa ra 1 số ý kiến cơ bản về phần mềm bán hàng offline và online theo nhìn nhận của mình. Bài viết không có ý khen chê bên nào, hy vọng các mẹ cùng bổ sung góp ý để chúng ta có cái nhìn đúng nhất và lựa chọn cho mình phần mềm phù hợp nhất
1. Phần mềm offline
- Chi phí: Vấn đề luôn khiến nhiều người phải đắn đo. Một phần mềm bán hàng truyền thống trọn gói thường có cái giá không hề dễ chịu chút nào, dĩ nhiên ở đây chúng ta không bàn đến những gói rẻ hơn nhưng bị giới hạn tính năng. Đó là còn chưa kể các chi phí nâng cấp, sửa chữa, các mẹ sẽ tự phải bỏ ra vì phía bên cung cấp sau khi bán sản phẩm sẽ không hoặc rất khi hỗ trợ phần này sau khi hết bảo hành. Nếu cộng dồn tất cả lại thì khoản tiền đó cũng khiến chúng ta phải đắn đo. Tuy nhiên chỉ cần mua 1 lần, dùng lâu dài, dùng càng lâu thì chia theo ngày dùng phần mềm tiền càng giảm.
- Bảo mật và an toàn: Tất cả các dữ liệu về hoạt động kinh doanh sẽ được lưu trữ trong máy tính riêng của các mẹ. Thật an toàn…cho đến khi có sự cố! Các mẹ sẽ không thể nào biết mình đang gặp rủi ro như thế nào khi sử dụng máy tính cá nhân để lưu trữ dữ liệu. Virus, hư hỏng, bị lấy cắp thông tin luôn trong tình trạng báo động. Và không may mắn là khả năng phục hồi được dữ liệu rất thấp.
- Tính năng: vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Tính năng của các phần mềm truyền thống thường không có nhiều, lại do khó khăn trong việc nâng cấp nên sẽ phải cài đặt bản cập nhật mới nhất nếu muốn sử dụng các tính năng khác. Dĩ nhiên muốn vậy thì mình phải bù thêm tiền.
- Tính linh động: Gần như không có. Các phần mềm bán hàng truyền thống dù tối tân nhất cũng chỉ có thể kết nối mạng LAN giữa các máy trong cùng hệ thống của cửa hàng mà thôi. Vậy thử tưởng tượng nếu các mẹ có việc phải đi xa thì sao? Phần mềm kia sẽ hoàn toàn vô dụng!
=> Tóm lại: Mình nghĩ phần mềm offline sẽ phù hợp với những cửa hàng có 1 chi nhánh, không cần nhiều tính năng, vùng internet k tốt hay bị gián đoạn, hoặc không có internet. Em biết 1 số bên chuyên cung cấp phần mềm offline: Hosco, Vtex, Vnuni, 1vs ...
2. Phần mềm online
- Chi phí: Hiện tại có rất nhiều bên cung cấp phần mềm quản lý bán hàng online với chi phí khác nhau, mỗi nhà cung cấp lại có nhiều gói khách nhau tùy thuộc vào tính năng, thời gian sử dụng. Ví dụ như Thietbibanhang.net chia thành 4 gói theo năm (trung bình 165k/ tháng) , kiot 2 gói theo tháng (190k/ tháng), máy bán hàng cũng có 3 gói dịch vụ theo tháng (199k/ tháng)... Nói chung chỉ cần đầu tư từ 3 - 5 triệu là có thể sở hữu 1 phần mềm quản lý chuyên nghiệp rồi. Nếu dùng ổn thì các mẹ chỉ cần trả tiền và dùng tiếp hoặc không thích thì đổi phần mềm.
- Bảo mật: Khác với những phần mềm bán hàng cài đặt trên máy tính truyền thống, phần mềm quản lý bán hàng online được xây dựng trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây, do đó toàn bộ dữ liệu được lưu trữ trên hệ thống máy chủ Amazon. Các hư hỏng trên máy tính hoàn toàn không ảnh hưởng tới dữ liệu của các mẹ. Nếu mất mạng, các mẹ vẫn có thể bán hàng bình thường và khi có mạng, dữ liệu sẽ tự update.
- Tính năng: Phần mềm online có khá nhiều tính năng phù hợp với nhiều lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt khi cập nhật những tính năng mới người dùng không cần phải trả thêm phí cập nhật, nhà cung cấp sẽ tự động cộng nhật.
- Tính linh động: phần mềm này hoạt động dựa trên nền trình duyệt web nên các mẹ hoàn toàn có thể làm việc online dù các mẹ đang ở bất cứ đâu, chỉ với một chiếc máy tính hay điện thoại có kết nối internet là các mẹ có thể đăng nhập và theo dõi sát sao bất cứ hoạt động bán hàng nào của cửa hàng.
=> Tóm lại: Phần mềm bán hàng online sẽ tiện dụng đối với cửa hàng có nhiều chi nhánh ở nhiều vị trí khác nhau. Hoặc được sử dụng với người không thường trực tiếp quản lý cửa hàng, hay đi công tác nhưng lại muốn các tình hình bán hàng và cửa hàng một cách tức thì.
Theo em biết thì có một số bên cung cấp phần mềm quản lý bán hàng online + offline như Sunno, Sapo, maybanhang, nhanh,..
Cũng không khuyên là các mẹ nên dùng phần mềm nào, vì mỗi mẹ sẽ kinh doanh ở một môi trường khác nhau, tính chất công việc khác nhau, cứ dùng thử, thấy hợp thì dùng thôi, giờ hầu như các bên đều cho test thử rồi. Mà giờ em thấy các mẹ bán hàng đều có website, em nghĩ nếu bên cung cấp website cho các mẹ mà có phần mềm quản lý bán hàng thì tiện nhất, nó tối ưu hóa cho nhau.
Bài viết là kiến thức em tổng hợp được ở 1 số trang, rồi qua trải nghiệm thực tế và cũng là ý kiến cá nhân của em, có thể đúng có thể sai, mong các mẹ bổ sung để em cũng như mọi người có cái nhìn tổng quan hơn, chính xác hơn về phần mềm quản lý bán hàng online + offline. Em cảm ơn!
1. Phần mềm offline
- Chi phí: Vấn đề luôn khiến nhiều người phải đắn đo. Một phần mềm bán hàng truyền thống trọn gói thường có cái giá không hề dễ chịu chút nào, dĩ nhiên ở đây chúng ta không bàn đến những gói rẻ hơn nhưng bị giới hạn tính năng. Đó là còn chưa kể các chi phí nâng cấp, sửa chữa, các mẹ sẽ tự phải bỏ ra vì phía bên cung cấp sau khi bán sản phẩm sẽ không hoặc rất khi hỗ trợ phần này sau khi hết bảo hành. Nếu cộng dồn tất cả lại thì khoản tiền đó cũng khiến chúng ta phải đắn đo. Tuy nhiên chỉ cần mua 1 lần, dùng lâu dài, dùng càng lâu thì chia theo ngày dùng phần mềm tiền càng giảm.
- Bảo mật và an toàn: Tất cả các dữ liệu về hoạt động kinh doanh sẽ được lưu trữ trong máy tính riêng của các mẹ. Thật an toàn…cho đến khi có sự cố! Các mẹ sẽ không thể nào biết mình đang gặp rủi ro như thế nào khi sử dụng máy tính cá nhân để lưu trữ dữ liệu. Virus, hư hỏng, bị lấy cắp thông tin luôn trong tình trạng báo động. Và không may mắn là khả năng phục hồi được dữ liệu rất thấp.
- Tính năng: vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Tính năng của các phần mềm truyền thống thường không có nhiều, lại do khó khăn trong việc nâng cấp nên sẽ phải cài đặt bản cập nhật mới nhất nếu muốn sử dụng các tính năng khác. Dĩ nhiên muốn vậy thì mình phải bù thêm tiền.
- Tính linh động: Gần như không có. Các phần mềm bán hàng truyền thống dù tối tân nhất cũng chỉ có thể kết nối mạng LAN giữa các máy trong cùng hệ thống của cửa hàng mà thôi. Vậy thử tưởng tượng nếu các mẹ có việc phải đi xa thì sao? Phần mềm kia sẽ hoàn toàn vô dụng!
=> Tóm lại: Mình nghĩ phần mềm offline sẽ phù hợp với những cửa hàng có 1 chi nhánh, không cần nhiều tính năng, vùng internet k tốt hay bị gián đoạn, hoặc không có internet. Em biết 1 số bên chuyên cung cấp phần mềm offline: Hosco, Vtex, Vnuni, 1vs ...
2. Phần mềm online
- Chi phí: Hiện tại có rất nhiều bên cung cấp phần mềm quản lý bán hàng online với chi phí khác nhau, mỗi nhà cung cấp lại có nhiều gói khách nhau tùy thuộc vào tính năng, thời gian sử dụng. Ví dụ như Thietbibanhang.net chia thành 4 gói theo năm (trung bình 165k/ tháng) , kiot 2 gói theo tháng (190k/ tháng), máy bán hàng cũng có 3 gói dịch vụ theo tháng (199k/ tháng)... Nói chung chỉ cần đầu tư từ 3 - 5 triệu là có thể sở hữu 1 phần mềm quản lý chuyên nghiệp rồi. Nếu dùng ổn thì các mẹ chỉ cần trả tiền và dùng tiếp hoặc không thích thì đổi phần mềm.
- Bảo mật: Khác với những phần mềm bán hàng cài đặt trên máy tính truyền thống, phần mềm quản lý bán hàng online được xây dựng trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây, do đó toàn bộ dữ liệu được lưu trữ trên hệ thống máy chủ Amazon. Các hư hỏng trên máy tính hoàn toàn không ảnh hưởng tới dữ liệu của các mẹ. Nếu mất mạng, các mẹ vẫn có thể bán hàng bình thường và khi có mạng, dữ liệu sẽ tự update.
- Tính năng: Phần mềm online có khá nhiều tính năng phù hợp với nhiều lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt khi cập nhật những tính năng mới người dùng không cần phải trả thêm phí cập nhật, nhà cung cấp sẽ tự động cộng nhật.
- Tính linh động: phần mềm này hoạt động dựa trên nền trình duyệt web nên các mẹ hoàn toàn có thể làm việc online dù các mẹ đang ở bất cứ đâu, chỉ với một chiếc máy tính hay điện thoại có kết nối internet là các mẹ có thể đăng nhập và theo dõi sát sao bất cứ hoạt động bán hàng nào của cửa hàng.
=> Tóm lại: Phần mềm bán hàng online sẽ tiện dụng đối với cửa hàng có nhiều chi nhánh ở nhiều vị trí khác nhau. Hoặc được sử dụng với người không thường trực tiếp quản lý cửa hàng, hay đi công tác nhưng lại muốn các tình hình bán hàng và cửa hàng một cách tức thì.
Theo em biết thì có một số bên cung cấp phần mềm quản lý bán hàng online + offline như Sunno, Sapo, maybanhang, nhanh,..
Cũng không khuyên là các mẹ nên dùng phần mềm nào, vì mỗi mẹ sẽ kinh doanh ở một môi trường khác nhau, tính chất công việc khác nhau, cứ dùng thử, thấy hợp thì dùng thôi, giờ hầu như các bên đều cho test thử rồi. Mà giờ em thấy các mẹ bán hàng đều có website, em nghĩ nếu bên cung cấp website cho các mẹ mà có phần mềm quản lý bán hàng thì tiện nhất, nó tối ưu hóa cho nhau.
Bài viết là kiến thức em tổng hợp được ở 1 số trang, rồi qua trải nghiệm thực tế và cũng là ý kiến cá nhân của em, có thể đúng có thể sai, mong các mẹ bổ sung để em cũng như mọi người có cái nhìn tổng quan hơn, chính xác hơn về phần mềm quản lý bán hàng online + offline. Em cảm ơn!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)